Tất tần tật thủ tục xin giấy phép xây dựng năm 2017

Như Ngô – homify Như Ngô – homify
Biệt thự đồng quê, UK DESIGN STUDIO - KIẾN TRÚC UK UK DESIGN STUDIO - KIẾN TRÚC UK Nhà phong cách đồng quê
Loading admin actions …

Thủ tục xin giấy phép xây dựng là nỗi trăn trở lớn đối với những ai chưa có kinh nghiệm xây nhà. Các loại thủ tục và giấy tờ hành chính có thể rất phiền hà, nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể bỏ qua nó vì đây chính là viên gạch đầu tiên để kiến tạo nên tổ ấm của riêng bạn. Rồi bạn sẽ thấy, chỉ cần bỏ chút thời gian tìm hiểu và một lòng nhẫn nại thì mọi chuyện đều có thể diễn ra vô cùng thuận lợi. 

Với mong muốn có thể san sẻ gánh nặng mang tên thủ tục xin giấy phép xây dựng với bạn, chúng tôi xin trình bày một vài lưu ý mà bạn không nên bỏ qua:

1. Xác định đúng nhu cầu của mình

Khác với những gì chúng ta thường nghĩ, không chỉ một mà là có đến tận ba loại giấy phép xây dựng khác nhau, bao gồm Giấy phép xây dựng mới, Sửa chữa – Cải tạo và Di dời công trình. Vì tính chất khác nhau nên mỗi loại giấy phép lại có những điều lệ và thủ tục không giống nhau. Do đó, trước hết, việc đầu tiên cần làm là bạn phải biết chính xác mình cần loại giấy phép nào để tránh sai sót không đáng có. 

Ngoài ra, bạn còn cần phải lưu ý vì có một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, v.v… Đặc biệt, Nhà ở nông thôn được phép miễn giấy phép xây dựng phải không nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hoá.

Chỉ cần tìm hiểu kĩ ngay từ đầu là bạn đã có thể tiết kiệm được thời gian và công sức cho mình rồi đấy!

Chúng ta cũng có thể nghĩ thêm về 21 Mặt Tiền Đẹp Bạn Cần Tham Khảo Ngay Trước Khi Bắt Tay Xây Nhà.

2. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Bạn cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau để có thể tiến hành thủ tục hợp lệ: Đầu tiên là đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Vì đã có mẫu sẵn nên bạn đơn giản chỉ việc in ra và điền vào mà thôi.  

Kế tiếp là bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính. 

Ngoài ra, cũng không thể thiếu bản vẽ thiết kế xây dựng (Gồm mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ cấp thoát nước, điện). Bản vẽ phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Thêm vào đó, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình kế bên hoặc nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp thì còn phải có Giấy phép đăng kí kinh doanh.

Để tham khảo bản vẽ, chúng ta có thể Tải về 100 bản vẽ thiết kế cho mọi diện tích nhà bạn cần xây.

3. Địa điểm và thời gian cấp giấy phép xây dựng

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến UBND quận, huyện để xin cấp phép xây dựng. Hoặc nếu nhà bạn ở vùng nông thôn thuộc địa giới hành chính xã thì có thể đến UBND xã để làm thủ tục. Cơ quan hành chính sẽ căn cứ những quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Thời gian cấp giấy phép cũng tuỳ thuộc vào tính chất của công trình nhà ở: Tối đa là 20 ngày làm việc đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Còn nếu trường hợp của bạn là yêu cầu cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng thì thời gian sẽ là không quá 10 ngày làm việc.

4. Nhận kết quả và đóng lệ phí

Sau khi nộp hồ sơ xong thì bạn chỉ việc chờ đến ngày nhận kết quả và nộp lệ phí được ghi rõ trong giấy biên nhận. Đến đây thì bạn đã có thể thở phào nhẹ nhõm rồi đấy. 

Trong trường hợp bạn muốn gia hạn giấy phép xây dựng thì phải tiến hành trong 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn đối với công trình chưa được khởi công. Hãy nhớ, bạn chỉ có quyền gia hạn đúng một lần và sau 6 tháng, nếu công trình vẫn chưa khởi công xây dựng thì bạn phải một lần nữa làm thủ tục xin giấy phép xây dựng mới, rất phiền phức.

5. Và bây giờ thì bắt tay vào xây căn nhà mơ ước của mình thôi!

Chúng tôi mong là bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Nếu cần thêm thông tin xây dựng, bạn có thể xem thêm Mặt Tiền Nhà Phố: 20 Thiết Kế Cực Đẹp Không Thể Bỏ Qua hoặc 15 Mẫu Ban Công Đẹp Vô Cùng Cho Nhà Nhỏ.

Chúc các bạn thành công trong các thủ tục hành chính nói riêng và công cuộc xây nhà nói chung nhé!

Còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay xây dựng căn nhà trong mơ của mình?

Cần giúp đỡ với dự án nhà của bạn?
Liên lạc!

Những nội dung đặc sắc từ tạp chí của chúng tôi