Làm sao để nhà luôn sạch: 12 mẹo đơn giản mà hiệu quả

Hoa Le– Homify Hoa Le– Homify
Make every room a new adventure....., Graeme Fuller Design Ltd Graeme Fuller Design Ltd Phòng tắm phong cách hiện đại
Loading admin actions …

Sáng vừa mới dọn dẹp mà đến chiều nhà đã bẩn. 

Bạn đã từng rơi vào tình cảnh này? Đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, không khí ô nhiễm, cả thành phố như một công trường xây dựng khổng lồ, không mở cửa sổ thì thôi, nếu lỡ bí quá phải mở ra thì cả tấn bụi cuốn vào phòng. Nếu lỡ như chẳng may có nhà hàng xóm đang xây dựng. sửa chữa nữa thì ôi thôi, ngày ngày thức dậy đều thấy đồ đạc phủ một tầng bụi trắng xóa, có dọn dẹp bao nhiêu cũng không xuể. 

Không chỉ bắt nguồn từ môi trường bên ngoài, thậm chí bụi còn sinh ra ngay trong quá trình sinh hoạt của bạn. Như lông thú nuôi, bụi vải từ chăn, ga, gối, bụi từ máy móc hoạt động như TV, máy tính,…

Khó mà đưa ra một giải pháp nào có thể trị tận gốc vấn đề này, khi mà bụi luôn luôn tồn tại trong không khí. Tuy nhiên, vẫn có cách để kiểm soát tình thế, giữ cho nhà bạn bớt bụi và sạch sẽ, bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường sinh hoạt. Trong sổ tay ý tưởng này, homify gợi ý cho bạn 12 mẹo vặt hay và hiệu quả giúp bạn xử lý tình huống khó chịu gây ra do bụi bẩn này nhé! Hãy cùng bắt tay vào dọn nhà nào!

1. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Cho dù áp dụng bất cứ biện pháp gì, quan trọng nhất là bạn cần có kế hoạch chủ động dọn dẹp nhà ở thường xuyên đồng thời tổng vệ sinh lớn những dịp cuối tuần. Như vậy bụi bẩn sẽ không có cơ hội tích lũy, chất đống gây nguy hại đến môi trường sinh hoạt nhà bạn. 

Dọn nhà gấp: áp dụng ngay 9 bước giúp nhà gọn gàng chỉ trong nháy mắt

2. Sử dụng rèm cửa

Rèm cửa cũng có thể giúp ngăn ngừa phần nào bụi bay vào phòng, ngoài ra nó còn có chức năng bảo vệ sự riêng tư và làm đẹp cho không gian nữa. Tuy nhiên chính vì đóng vai trò một lớp chắn bụi cho cửa sổ nên nó thường bám bẩn rất nhanh. Do đó bạn nên lựa chọn chất liệu mành thay vì rèm cửa bằng vải dễ bám bẩn, đồng thời thường xuyên gỡ rèm ra để giặt giũ, thay mới. 

3. Cửa chớp, cửa lá sách vẫn chưa hề lỗi thời

Cửa chớp hay còn gọi là cửa lá sách là một đặc trưng kiến trúc Đông Dương thế kỷ trước. Người Pháp đã thích nghi nhanh chóng với lối khi hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta bằng cách tạo ra một nền kiến trúc độc đáo, chuyên trị lối khí hậu này. Cửa chớp là một chi tiết kiến trúc được áp dụng thường xuyên thời kỳ đó. Với thiết kế nan chớp nghiêng giản dị mà thông minh, cửa đảm bảo sự thông gió cho căn phòng mà vẫn tránh được mưa hắt và bụi bẩn bay vào. Ngày nay, cửa chớp đang xuất hiện trở lại và trở thành trào lưu thiết kế nội thất ở Việt Nam. 

4. Lựa chọn vật liệu và đồ nội thất thông minh dễ lau dọn

Ngay từ khi xây nhà và lựa chọn đồ nội thất, bạn nên có định hướng lựa chọn những vật liệu, đồ nội thất với chất liệu dễ dàng lau dọn, bảo trì. Ví dụ nếu bạn chọn những chiếc tủ kệ với họa tiết trang trí cầu kỳ, nhiều hoa văn, chắc chắn vài ngày một lần bạn sẽ lau dọn bở hơi tai. Thay vào đó, hãy chọn những món đồ hiện đại, đẹp mắt mà đơn giản với chất liệu dễ lau chùi. 

5. Cây cảnh

Cây cảnh là một lớp màng lọc không khí thiên nhiên, ngăn ngừa bụi bẩn bay vào nhà bạn. Nếu bạn có sân vườn, đừng chần chừ mà hãy trồng và đặt ngay bồn cây, chậu cảnh, vừa ngăn bụi, vừa làm đẹp cho không gian. Nhiều loại cây xanh còn có tác dụng lọc không khí và đuổi côn trùng, vì vậy rất tiện lợi nếu bạn đặt 1, 2 chậu cây trong phòng, bên cửa sổ. 

10 cách tự làm vườn tái chế không tốn đồng nào

6. Sử dụng các loại tinh dầu

Tinh dầu có tác dụng khử trùng, lọc không khí và đuổi côn trùng như ruồi, muỗi,… Thỉnh thoảng xông phòng bằng tinh dầu không chỉ giúp phòng ở luôn thơm tho mà còn giúp bạn bảo vệ không khí trong nhà.

7. Đặt thảm chùi chân ở tiền sảnh

Có thể bạn không biết, nhưng thực chất một lượng lớn bụi là do chúng ta mang vào nhà trong quá trình di chuyển, làm việc bên ngoài. Vì vậy hãy làm một động tác đơn giản là đặt thảm chùi chân ở ngay tiền sảnh. Đồng thời thiết kế không gian tiền sảnh có chỗ treo đồ quần áo để phủi bớt bụi trước khi bước vào nhà. 

8. Sử dụng cửa kính và đừng quên đóng cửa khi cần

Bụi cuốn vào nhà chủ yếu qua cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió, giếng trời hay vườn. Để điều hòa vi khí hậu trong nhà, giữ cho các phòng luôn thơm tho, khô ráo và sáng sủa, không đời nào bạn có thể đóng cửa kín mít suốt ngày chỉ vì sợ bụi được. Cách duy nhất là lắp đặt cửa kính, vách kính ở quanh nhà. Bằng cách này, dù đóng cửa thì căn phòng vẫn luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Đồng thời cũng linh hoạt trong việc mở ra – đóng vào để có thể thông gió, đối lưu cho căn nhà. Nhưng lưu ý là hãy nhớ đóng cửa sổ khi đi vắng hoặc khi không cần nhé.

17 mẫu cửa trượt, cửa kính đẹp mắt và đa năng hơn bạn tưởng

9. Bố trí nội thất gọn gàng, tránh bày nhiều đồ

Bày biện quá nhiều đồ đạc, nội thất trang trí chỉ làm tăng thêm tiết diện bám bụi bẩn trong nhà. Không những thế nó còn khiến không gian lộn xộn, rối mắt. Cách tốt nhất là bạn hãy bố trí đồ đạc gọn gàng, cất đi những món đồ không dùng. Hãy lựa chọn những tủ chứa đồ thông minh, đa chức năng với nhiều ngăn để tăng thêm diện tích cất chứa. 

10. Áp dụng công nghệ hiện đại: máy hút bụi. máy lọc không khí, điều hòa

Dĩ nhiên chúng ta phải nghĩ đến việc ứng dụng sự hiện đại của khoa học kỹ thuật rồi. Ngày nay có rất nhiều loại máy móc, thiết bị như máy hút bụi, máy lọc không khí, máy kiểm soát độ ẩm, điều hòa nhiệt độ… đều có tác dụng lọc bụi, làm sạch không khí trong phòng. Đương nhiên qua một thời gian thì bạn cũng nên vệ sinh và bảo trì chúng để tuổi thọ hoạt động được dài lâu.

11. Lắp đặt hệ lưới chống muỗi, chống bụi

Lớp lưới chống muỗi rất tiện lợi để gắn vào cửa sổ. Hệ lớp này còn có thể chặn lại phần lớn bụi từ môi trường bên ngoài thổi vào nhà. Một công đôi việc mà từ nay bạn không cần lo lắng việc đóng – mở cửa sổ hay không gian bí bách nữa.

12. Định hướng thiết kế cửa sổ ngay từ giai đoạn xây nhà

Hãy tham khảo tư vấn của kiến trúc sư khi xây nhà. Không phải cứ nhiều cửa sổ là sẽ tốt cho thông gió và vi khí hậu. Những cửa sổ hướng Tây sẽ chỉ mang đến bụi và nắng nóng cho nhà bạn. Vì vậy hãy tỉnh táo và định hướng rõ số lượng, kích thước cũng như hướng cửa sổ. 

Tham khảo:

Có nên xây cửa sổ lớn: Ưu và khuyết điểm

Hãy chia sẻ kinh nghiệm dọn dẹp và lọc bụi của bạn với homify nhé!

Cần giúp đỡ với dự án nhà của bạn?
Liên lạc!

Những nội dung đặc sắc từ tạp chí của chúng tôi