Hướng dẫn thiết kế âm thanh sống động cho phòng giải trí tại nhà

THANH TUNG – HOMIFY THANH TUNG – HOMIFY
Casa Boa Vista , Triplex Arquitetura Triplex Arquitetura Phòng giải trí phong cách đồng quê
Loading admin actions …

Trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, đó là lúc bạn cần được thư giãn bên gia đình và người thân. Nghe một album nhạc yêu thích, xem một bộ phim hay là cách vô cùng hiệu quả để nạp lại năng lượng tinh thần cho bản thân. Chính vì vậy mà không gian giải trí trong nhà ở ngày càng được quan tâm và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Điều quan trọng nhất để tạo nên chất lượng của một căn phòng giải trí không gì khác chính là yếu tố âm thanh. Bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích cũng như những hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tự thiết kế âm thanh cho một không gian giải trí chất lượng ngay chính tại ngôi nhà của mình.

1. Xác định nhu cầu và sở thích bản thân

Trước khi thiết kế âm thanh cho phòng giải trí, bạn nên xác định kích thước của phòng để trang bị thiết bị âm thanh cho phù hợp. Bạn nên chọn một dàn âm thanh hợp lí, phù hợp với diện tích căn phòng để phát huy hết tối đa ưu điểm của thiết bị.

Ngoài ra, với mỗi sở thích riêng như xem phim, hay nghe nhạc, đều cần được lưu ý để trang bị thiết bị âm thanh phù hợp. Mỗi dòng nhạc thường phù hợp với một số dòng thiết bị âm thanh nhất định, bạn nên đề cập vấn đề này với nhà cung cấp để được tư vấn thiết bị phù hợp nhất với sở thích của mình nhé!

Tham khảo thêm 7 bí quyết khắc phục không gian trống trong nhà hiệu quả

2. Hệ thống âm thanh cơ bản trong phòng giải trí

Linh hồn hay điểm mấu chốt quyết định chất lượng của phòng giải trí chính là yếu tố âm thanh. Thoạt nhìn thì có vẻ rất phức tạp nhưng một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh trong một phòng giải trí thường chỉ bao gồm đầu phát nhạc, hệ thống loa, dàn ampli, dây dẫn, dây nguồn, thiết bị lọc điện, ổ điện chuyên dụng và thiết bị cách ly điện.

Hiện trên thị trường có rất nhiều phân khúc từ mức trung bình tới cao cấp cho các thiết bị này. Bí quyết là bạn nên xác định mức đầu tư của bản thân dành cho dàn âm thanh, từ đó phân chia cho các thiết bị của mình một cách hợp lí. Ở bài viết này sẽ bật mí với bạn một công thức vô cùng tuyệt vời giúp bạn phân chia chi phí hợp lí cho dàn âm thanh của mình. Hãy học thuộc lòng công thức này nhé:

-       40% dành cho đôi loa (thành phần quan trọng nhất)

-       25% dành cho ampli (thiết bị hỗ trợ cho loa)

-       20% dành cho đầu phát

-       15% dành cho các phụ kiện khác

Nếu bạn nắm chắc công thức này, bạn sẽ có một dàn âm thanh với chất lượng hợp lí, đầu tư đúng vào những thành phần quan trọng, tránh trường hợp lãng phí tiền vào những phụ kiện không cần thiết. Thật tuyệt phải không nào?

3. Những nguyên tắc thiết kế âm thanh cơ bản cần biết

Nguyên tắc bố trí loa

Một dàn loa thông thường sẽ có loa chính và loa phụ. Đối với loa chính, bạn cần đặt nó ở vị trí trung tâm, trên hoặc dưới đầu phát, góc đặt loa thường là hơi nghiêng về phía người nghe. Đối với các loa phụ, bạn cần đặt chúng đối xứng nhau với một khoảng cách vừa phải (lưu ý rằng khoảng cách này không được lớn hơn khoảng cách giữa người nghe và các loa), góc đặt loa xoay trực tiếp hướng về phía người nghe. Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm một vài loa vệ tinh xung quanh như loa âm trầm, loa âm bổng, loa siêu trầm (âm bass)… để tăng độ sắc nét của âm thanh. Bạn nên lựa chọn những thiết bị cùng một hãng cung cấp, vì chúng có sự đồng bộ và bổ sung chất lượng cho nhau.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh

-       Khoảng cách giữa loa và tường: Khi đặt loa, bạn nhớ lưu ý đến cả khoảng cách giữa loa và tường. Vì khi bạn đặt loa gần sát với tường, độ mở của âm thanh bị thu hẹp và âm thanh sẽ bị dội ngược lại vào trong loa.

-       Góc đặt loa: Thông thường, bạn nên đặt loa ở một góc hơi nghiêng về phía người nghe. Tuy nhiên cũng có một số dòng loa không cần đặt nghiên như vậy. Bạn có thể kiếm tra bằng cách mở một bài nhạc và kiểm tra ở góc nào âm thanh cho ra tốt nhất để điều chỉnh.

-       Nguyên tắc thẩm mỹ: những yếu tố trang trí cho căn phòng giải trí đôi khi cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh bởi một số thành phần như tường, trần, nội thất… có thể là yếu tốt hút âm hoặc phản âm, bạn nên cân bằng những thành phần này để âm thanh có chất lượng tốt nhất.

Đọc thêm 7 mẫu kệ TV tuyệt đẹp cho phòng khách nhỏ

Vậy là sau bài viết này bạn đã có thể tự thiết kế một căn phòng giải trí cho mình, vừa phù hợp với khả năng, vừa đảm bảo chất lượng âm thanh tuyệt vời rồi phải không nào. Hãy chia sẽ bài viết thú vị này với bạn bè và những người xung quanh nhé!

Nếu bạn vẫn muốn tham khảo thêm những không gian mới mẻ cho ngôi nhà, đọc ngay 10 gợi ý hô biến góc vườn nhà bạn đẹp như resort để cả nhà thư giãn

Cần giúp đỡ với dự án nhà của bạn?
Liên lạc!

Những nội dung đặc sắc từ tạp chí của chúng tôi