Xây nhà bếp tiết kiệm với công nghệ móng cọc thép tiền chế từ Thái Lan

Hoa Le– Homify Hoa Le– Homify
ฐานรากต่อเติมครัว ที่บ้านเนียมเทศ, บริษัทเข็มเหล็ก จำกัด บริษัทเข็มเหล็ก จำกัด
Loading admin actions …

Bạn đang có ý tưởng cải tạo lại khu bếp nhà mình? Bạn muốn tự tay sửa lại bếp để tiết kiệm chi phí? Hay đơn giản là bạn muốn tìm hiểu thêm về kết cấu kiến trúc và quá trình thi công xây sửa nhà ở? Nếu như vậy thì bạn tuyệt đối không thể bỏ qua sổ tay ý tưởng này của homify.

Bằng cách cập nhật thường xuyên các xu hướng kiến trúc và công nghệ xây dựng hiện đại mới nhất, tân tiến nhất, đội ngũ homify mong muốn mang đến cho bạn đọc, những người đang và sẽ xây sửa nhà ở, nhiều kiến thức để có những lựa chọn tối ưu nhất cho bản thân.

Kỳ này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp thi công móng mới, hiện đại, tân tiến và tiết kiệm thời gian tiền bạc. Công nghệ móng cọc thép tiền chế này được phát triển từ công ty xây dựng Thái Lan Kemrex, không chỉ ứng dụng cho móng nhà, nó còn có thể được sử dụng trong thi công nội thất sàn. Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo dự án thi công bếp với công nghệ này sau đây. 

10 mẹo cải tạo nhà bếp cực đẹp chi phí thấp

Cách tính toán kích thước tủ bếp cực đơn giản và hợp lý

Hình ảnh phần thô khu bếp sau khi hoàn thành: hiện đại, sạch sẽ.

Đây là hình ảnh khu bếp sau khi hoàn thiện xong phần thô. Để có được kết quả này, hãy xem công nhân đã thi công nội thất nhà bếp như thế nào!

1. Tính toán vị trí đặt móng

Thay vì xử lý sàn theo phương pháp truyền thống, sàn bếp được lắp đặt và thi công theo công nghệ hoàn toàn mới với móng cọc đỡ sàn phẳng lõi rỗng. Tiện lợi cho việc tháo dỡ, sửa chữa và lắp đặt các đường ống, dây điện kỹ thuật. 

Bước đầu tiên, cần tính toán kỹ càng vị trí đặt móng. Nghiên cứu cẩn thận các phương án chịu lực. Hệ móng cọc ngàm sâu vào nền này sẽ đỡ cho bộ khung dầm sàn cho phòng bếp. 

2. Thi công đóng cọc móng xuống nền

Bước 2: Sử dụng máy móc đóng cọc sâu vào nền đất. Chú ý đóng cọc cẩn thận để tạo ra diện phẳng đặt khung sàn nhà. Công nghệ này yêu cầu vật liệu và máy móc thi công, do vậy bạn sẽ không thể tự làm tại nhà. 

3. Xử lý nền: bằng phẳng, không dốc

Bước 3: Dọn dẹp xử lý lớp đất nền cho bằng phẳng, không dốc, tạo điều kiện thuận lợi để đặt khung sàn. Mặc dù sẽ có một lớp sàn đặt lên trên, dù vậy bạn vẫn cần dọn dẹp bằng phẳng và xử lý qua lớp nền, để thuận tiện cho lắp đặt các đường ống sau này. 

4. Đặt bộ khung sàn rỗng lên móng

Khi các cọc móng đã được cố định hoàn toàn, đặt bộ khung kết cấu sàn lên trên. Bộ móng sẽ làm nhiệm vụ chịu tải từ sàn. Nhờ vậy lớp sàn phẳng có lõi rỗng thay vì ốp trực tiếp vật liệu sàn lên nền đất. Bằng công nghệ mới, hệ sàn phẳng hiện đại, tiện dụng hơn, dễ dàng thay thế vật liệu, dễ dàng lắp đặt các đường ống kỹ thuật ngầm, và đặc biệt, nhờ lớp không khí trong lõi rỗng mà sàn nhà chống ẩm, cách nhiệt tốt hơn so với biện pháp thi công thông thường. 

5. Ốp vật liệu sàn, đặt bếp, tủ bếp.

Bước 5: Sau khi hoàn thiện bộ khung phần nền, tiếp theo là bước ốp vật liệu sàn, lắp đặt các đường dây kỹ thuật, đặt bàn bếp, tủ bếp. 

6. Vậy là bạn đã hoàn thiện quá trình sửa chữa, thi công đổi mới bếp.

Và bước cuối cùng là lắp đặt chi tiết cánh tủ, bố trí dụng cụ làm bếp, lắp đặt hệ thống máy móc thông gió, hút mùi, xử lý ốp tường, trang trí tường và trần nhà. Thiết kế chiếu sáng. Vậy là bạn đã có một khu bếp mới đẹp, hiện đại và tiện dụng hơn rồi nhé. 

Tham khảo thêm:

Xem ngay 7 bước thi công bếp ngoài trời để cả gia đình cùng thư giãn

20 thiết kế bếp đẹp hiện đại từ kiến trúc sư ở Hà Nội và TP.HCM

Bạn thấy công nghệ này có thiết thực với thị trường Việt Nam không?

Cần giúp đỡ với dự án nhà của bạn?
Liên lạc!

Những nội dung đặc sắc từ tạp chí của chúng tôi